Thiết bị định vị lắp để chống đối
Posted on Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014
|
No Comments
Đến nay, gần 100% số lượng xe
khách đã được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình định vị oto, dinh vi xe may. Tuy nhiên, phần lớn
chỉ mang tính đối phó, rất nhiều thiết bị không hoạt động, hoặc không
thể trích xuất đủ thông tin theo quy định.
Lắp cho có
Theo Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải,
qua kiểm tra 49 doanh nghiệp kinh doanh vận tải tại 11 bến xe trên địa
bàn các tỉnh TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ, Hải Phòng, Đà Nẵng và Nghệ
An cho thấy, hầu hết hộp đen không đáp ứng yêu cầu, không trích xuất
được thông tin về phương tiện, lái xe, và các thông tin bắt buộc khác.
Điều đáng nói là 43/49 đơn vị chưa thực hiện quản lý, khai thác thông
tin từ thiết bị định vị oto, tức là lắp đặt hoàn toàn để đối phó với cơ quan chức
năng.
Kiểm tra thiết bị GPS tại Bến xe Mỹ Đình sáng 12/4 |
Mới đây, Sở GTVT Hà Nội cũng đã kiểm tra
việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình của các doanh nghiệp vận tải
trên địa bàn. Qua kiểm tra đã phát hiện 11/11 đơn vị có vi phạm.
Ông Nguyễn Văn Huyện - Chánh Thanh tra
Bộ GTVT cho biết, trong gần 2 năm thực hiện bắt buộc lắp đặt thiết bị
giám sát hành trình (GSHT) trên xe khách, đến nay gần 100% xe đã thực
hiện nhưng nhiều tính năng của thiết bị chưa đạt yêu cầu. Rất nhiều đơn
vị lắp thiết bị chỉ để đối
phó chứ không sử dụng. Tuy nhiên, cũng
có không ít trường hợp doanh nghiệp muốn nhưng không thể sử dụng được do
thiết bị được cung cấp không đảm bảo chất lượng. Ông Huyện cho rằng,
hiện nay nhiều quy định về thiết bị cũng chưa hoàn chỉnh, cần phải bổ
sung.
Loại đơn vị cung cấp yếu kém
Xe tải cũng sẽ phải lắp thiết bị GSHT
Ông Nguyễn Văn Huyện - Chánh Thanh tra Bộ GTVT cho biết: Chúng tôi
sẽ kiến nghị quy định xe tải, xe chở người đều phải lắp thiết bị GSHT,
bởi đây là các loại phương tiện có nguy cơ TNGT cao. Chúng ta cần đưa ra
lộ trình để các doanh nghiệp chuẩn bị. |
Thanh
tra Bộ GTVT đang tập trung kiểm tra tại 7 tỉnh, thành: Hà Nội, TP Hồ
Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Thanh Hóa. Đợt kiểm
tra không chỉ nhắm tới các doanh nghiệp sử dụng mà cả đơn vị cung cấp,
đơn vị thử nghiệm thiết bị GSHT. Tại Hà Nội, đã kiểm tra 3 đơn vị có
chức năng thử nghiệm thiết bị GSHT là Viện Đo lường Việt Nam (Tổng cục
Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ); Trung tâm Kỹ
thuật tiêu chuẩn – Đo lường Chất lượng 1 (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường
Chất lượng ); Trung tâm Đo lường Chất lượng (Cục Tiêu chuẩn Đo lường
Chất lượng - Bộ Quốc phòng). Trong đó, đã phát hiện Trung tâm Đo lường
Chất lượng (Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Quốc phòng) thiếu
các giấy tờ và trang thiết bị nên đã bị rút giấy phép. Trao đổi với
chúng tôi về vấn đề này, ông Thạch Như Sỹ - Phó Chánh Thanh tra Bộ GTVT
cho biết, các thiết bị GSHT do đơn vị này thử nghiệm sẽ không bị thu hồi
nếu đảm bảo chất lượng.
![]() |
Kiểm tra thiết bị GPS của xe khách |
Tại cuộc kiểm tra thiết bị GSHT của 4
nhà cung cấp là Bình Anh, Eposi, Tân Á Châu và Vcomsat tại các bến xe
khách Mỹ Đình và Lương Yên, đoàn thanh tra tập trung kiểm tra việc trích
xuất 6 dữ liệu theo quy định và khả năng lưu trữ dữ liệu trong vòng ít
nhất 1 tháng. Đặc biệt, kiểm tra hồ sơ thiết bị của các nhà cung cấp cho
doanh nghiệp vận tải. Trong số này, nhà cung cấp Vcomsat không đưa ra
được hồ sơ thiết bị đã lắp đặt cho xe nào, của đơn vị đại lý nào...
Tại các bến xe, phóng viên ghi nhận tình
trạng nhiều thiết bị GSHT được lắp đặt bên trong táp - lô xe khách hoặc
nhiều vị trí khác nhau, khó kiểm tra. Vì đặt trong táp lô nên thiết bị
có phát ra âm thanh cảnh báo đi vượt tốc độ hoặc sai làn đường, lái xe
cũng rất khó nghe thấy. Ông Nguyễn Văn Huyện cho biết, sau đợt kiểm tra
này, thanh tra Bộ sẽ kiến nghị Bộ GTVT quy định thống nhất vị trí lắp
đặt thiết bị trên xe để thuận lợi trong sử dụng, kiểm tra cũng như bảo
dưỡng.
Ông Thạch Như Sỹ cho biết thêm, hiện có
khoảng 52 đơn vị cung cấp thiết bị GSHT. Qua kiểm tra, nếu đơn vị có
nhiều thiết bị sai phạm sẽ bị thu hồi giấy phép; đồng thời công khai kết
quả thanh kiểm tra để các doanh nghiệp vận tải biết thông tin, lựa chọn
nhà cung cấp chất lượng.
Thiện Anh
Nhiều nhà xe mua thiết bị về tự lắp
Trao đổi với PV, ông Ngô Phúc Hưng - Phụ trách khách hàng công ty
Bình An: Đề nghị cơ quan chức năng kiểm tra chặt chẽ hơn để loại bỏ
những nhà cung cấp yếu kém, đồng lõa với doanh nghiệp trong việc lắp
thiết bị đối phó mà không tính đến hiệu quả quản lý.Ông Hưng khẳng định, với hơn 12.000 thiết bị GSHT đã bán ra thị trường qua các đại lý hoặc các nhà xe tự mua về lắp đặt, Bình An đều lưu trữ đầy đủ thông tin. Tuy nhiên, với câu hỏi đối với các nhà xe mua thiết bị về tự lắp đặt dẫn đến sai lệch, công ty có trách nhiệm như thế nào? ông Hưng không trả lời.
Ông Nguyễn Duy Đảm - Chủ nhiệm HTX Vận tải khách Điện Biên Phủ:
Doanh nghiệp nhỏ vi phạm nhiều
Cần siết chặt việc đăng ký thành lập doanh nghiệp vận tải khách, bởi
thực tế hiện nay nhiều doanh nghiệp chỉ có 1 – 2 xe nhưng vẫn được cấp
phép hoạt động. Phương tiện ít nên quản lýDoanh nghiệp nhỏ vi phạm nhiều
lỏng lẻo, không đầu tư nhiều cho giám sát người lái. Các doanh nghiệp này chủ yếu lắp đặt thiết bị giám sát để đối phó cơ quan kiểm tra.
Bùi Huy Tuấn – Lái xe nhà xe Đại Việt:
Có lắp nhưng chưa biết cách dùng
Tôi được biết hơn 60 xe khách của doanh nghiệp đều đã lắp đặt thiết
bị, tuy nhiên tôi không được hướng dẫn cách sử dụng, nhập thông tin khai
báo, mà chỉ biết sơ sơ về tín hiệu cảnh báo.Có lắp nhưng chưa biết cách dùng
Tôi thấy thiết bị này cảnh báo tốt cho lái xe mỗi lần đi quá tốc độ, đón trả khách không đúng nơi quy định. Khoảng 1 năm qua, tôi ít bị phạt hơn do đã có thiết bị cảnh báo.
xem thêm: dinh vi xe hoi, cảm biến tải trọng