Home > 2014

2014

Giám sát xe qua thiết bị định vị còn lỏng lẻo

Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2014 Category : , , 1

ANTĐ - Nhiều tồn tại từ công tác quản lý, cấp phép kinh doanh vận tải, quản lý bến xe…trên địa bàn TP Hà Nội đã được thanh tra Bộ GTVT chỉ ra như vi phạm tốc độ, xe dừng hoạt động nhưng vẫn còn phù hiệu... của một số doanh nghiệp kinh doanh vận tải trên địa  bàn.


Quản lý vận tải trên địa bàn thành phố còn nhiều khuyết điểm

Xe ngừng hoạt động nhưng không thu hồi phù hiệu

Theo báo cáo của Sở GTVT Hà Nội, tại thời điểm kiểm tra (tháng 10 và 11-2013), 5 doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định được Sở GTVT cấp giấy phép kinh doanh đã ngừng hoạt động trên 6 tháng liên tục. Tuy nhiên, qua kiểm tra, đoàn công tác của Bộ GTVT phát hiện, Sở GTVT chưa thu hồi nội dung cấp phép kinh doanh vận tải của các đơn vị này.

Điều đáng chú ý, hoạt động ngay tại Thủ đô, song công tác quản lý, giám sát việc lắp thiet bi dinh vi oto, dinh vi xe hoi (GSHT) đối với phương tiện của nhiều doanh nghiệp còn lỏng lẻo. Cụ thể, qua kiểm tra thực tế tại Công ty CP ô tô khách Hà Tây có 15 xe; Hợp tác xã vận tải 27/7 có 6 xe không có trong hệ thống theo dõi thiết bị GSHT. Đơn vị vận tải không biết mật khẩu để truy cập, quản lý, theo dõi hoạt động của các phương tiện trên thông qua thiết bị GSHT. “Sở GTVT Hà Nội chưa tổ chức khai thác thông tin bắt buộc từ thiết bị GSHT của xe tại máy chủ để phục vụ công tác quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, bảo đảm trật tự an toàn giao thông theo quy định”, ông Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết.

Liên quan đến vận tải taxi, đoàn kiểm tra cho biết, trên địa bàn thành phố hiện có 110 đơn vị đang hoạt động vận tải loại hình này, Sở GTVT đã tiếp nhận hồ sơ đăng ký mầu sơn, biểu trưng (logo) đối với các đơn vị này. Song chưa xác nhận, thông báo việc đăng ký màu sơn, logo. Đặc biệt, trước đó,  thanh tra Sở GTVT đã kiểm tra, phát hiện 28 doanh nghiệp không có giấy phép kinh doanh vận tải, nhưng lại chưa xử phạt vi phạm. Doanh nghiệp kinh doanh taxi được kiểm tra không chứng minh được một số xe thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình; xe taxi đã ngừng hoạt động nhưng không thu hồi phù hiệu…

Đi sâu kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp vận tải, đoàn thanh tra Bộ GTVT còn phát hiện, cả 4/4 đơn vị được kiểm tra có xe vi phạm vượt quá tốc độ quy định. 85/207 (chiếm 41%) xe được kiểm tra vi phạm tốc độ chạy xe, tổng số vi phạm 14.193 lần (trong vòng 30 ngày), tốc độ cao nhất 123 km/h. 3/4 đơn vị được kiểm tra không quản lý lái xe, thuê, quản lý, sử dụng, trả lương cho người lao động do cá nhân chủ phương tiện chịu trách nhiệm thực hiện. Đơn vị kinh doanh vận tải không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho lái xe, nhân viên phục trên xe. Hợp tác xã vận tải 27/7 có 24 xe khách đã ngừng hoạt động nhưng không được thu hồi phù hiệu…

Siết chặt quản lý

Bộ GTVT cho biết, hiện trên địa bàn TP Hà Nội có 5 hình thức hoạt động và kinh doanh vận tải gồm xe buýt; xe chạy tuyến cố định; taxi; kinh doanh vận tải theo hợp đồng và kinh doanh vận tải hàng hóa bằng container. Tổng số các đơn vị tham gia kinh doanh vận tải là 2.330 đơn vị (745 doanh nghiệp, 11 hợp tác xã và 1.574 hộ cá thể với 25.729 phương tiện hoạt động trên tổng số 626 tuyến vận tải).

Trước thực trạng vi phạm trên, Bộ GTVT đã yêu cầu Sở GTVT xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, đặc biệt vi phạm liên quan đến điều kiện kinh doanh vận tải; buông lỏng quản lý hoạt động của phương tiện, người lái và các vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây TNGT (như: chạy quá tốc độ, sai hành trình, quá thời gian làm việc của lái xe...).

Bộ GTVT cũng yêu cầu Sở GTVT thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải đã cấp đối với 5 doanh nghiệp vận tải đã ngừng hoạt động trên 6 tháng theo đúng quy định; đồng thời thu hồi phù hiệu của 32 xe taxi đã ngừng hoạt động, đình chỉ khai thác hàng loạt tuyến vận tải khách; thu hồi phù hiệu xe chạy tuyến cố định đã cấp cho hàng loạt xe ô tô do không thực hiện các quy định liên quan đến lắp đặt thiết bị GSHT(định vị xe máy, định vị oto), đã ngừng hoạt động; thu hồi phù hiệu khai thác tuyến (1 tháng) của hàng loạt xe...  Đặc biệt, Bộ GTVT yêu cầu Sở GTVT Hà Nội, thanh tra, các đơn vị kinh doanh chấm dứt tình trạng buông lỏng quản lý, khoán toàn bộ hoạt động vận tải cho các cá nhân tự quản lý điều hành.

Từ đầu năm đến nay, lực lượng chức năng trên địa bàn TP Hà Nội đã kiểm tra, lập biên bản xử lý vi phạm hành chính đối với hơn 7.000 trường hợp. Phạt tiền hơn 8,7 tỷ đồng. Tạm giữ hơn 200 phương tiện, gồm xe khách liên tỉnh và xe taxi.

Lái xe ngang nhiên phá hỏng thiết bị định vị

Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014 Category : , , 1

Có rất nhiều lái xe của các doanh nghiệp vận tải hành khách, xe buýt, taxi lại nghĩ rằng việc lắp đặt và sử dụng Thiết bị giám sát hành trình định vị oto, thiet bi dinh vi xe may (TBGSHT) là cách mà các nhà quản lý "theo dõi họ", nên họ mặc nhiên rút cầu trì, đổ nước... làm hỏng thiết bị.

Khi thiết bị hỏng, nhà quản lý đương nhiên "mù mịt" không biết xe mình đang ở đâu, trạng thái thế nào...còn lái xe thì cứ hiên ngang, tự tung tự tác phóng nhanh vượt ẩu, bắt khách dọc đường, hay dừng đỗ không đúng quy định. Cũng từ đó không ít các vụ tai nạn đau lòng xảy ra.

Nhiều vụ tai nạn thảm khốc xảy ra do lái xe phóng nhanh vượt ẩu.
Ban đầu nhiều doanh nghiệp vì tin "lái xe là người nhà", nên khi thấy thiết bị hỏng là đổ lỗi ngay cho nhà cung cấp. Theo chị Nga - nhân viên phòng Dịch vụ khách hàng công công ty chuyên cung cấp thiết bị định vị oto cho biết: "Hàng ngày, tôi nhận được không ít các cuộc điện thoại của khách báo thiết bị bên tôi bị lỗi. Để xác minh, tôi đã cử nhân viên kỹ thuật xuống tận nơi xem xét. Nhưng khi kiểm tra trực tiếp thì thiết bị lại hoạt động bình thường.

Nghi ngờ khả năng lái xe phá hoại (có thể họ dùng vật dụng nào đó che chắn thiết bị, làm thiết bị mất sóng trên quãng đường xe di chuyển, nhưng về công ty họ lấy ra và thiết bị trở lại với trạng thái bình thường), chúng tôi đã yêu cầu làm việc trực tiếp với quản lý và lái xe. Ban đầu lái xe đều khăng khăng không nhận lỗi về mình, nhưng qua đối chứng và những nghiệp vụ kỹ thuật, một số lái xe đã thừa nhận hành vi trên".
Trao đổi với một nhân viên của công ty cung cấp TBGSHT khác, chúng tôi cũng nhận được những phàn nàn về sự phá hoại tương tự trên của lái xe phía khách hàng. Thậm chí có khi hẹn khách hàng mang xe về bãi để kiểm tra, nhưng lái xe nhất quyết lấy lý do này nọ để bất hợp tác, không cho xử lý.

Lái xe dùng nhiều "chiêu trò" để phá hoại TBGSHT. Ảnh minh họa.
Cũng theo tìm hiểu của chúng tôi, thông qua Anh Vũ, từng là lái xe chuyên nghiệp nay chuyển sang làm quản lý trong một công ty xe buýt của Hà Nội cho biết, nguyên nhân gây tai nạn giao thông hiện nay có nhiều. Tuy nhiên, chủ yếu là do lỗi của lái xe. Và việc phá hoại TBGSHT tồn tại ngay chính công ty anh.

Công ty anh cũng lắp TBGSH theo quy định. Ban đầu các lái xe rất ngại với cái "kiểu giám sát" này, vì họ cho rằng sẽ bị quản lý chặt, nên không ít người tỉ tê nhau các "chiêu trò" để phá hoại. Đơn giản là rút cầu trì, hay đổ cốc nước...là thiết bị hết hoạt động. Nhưng cách làm này dễ bị phát hiện, "cao thủ" hơn có lái xe còn bắt chuột lên xe để cắn dây nối...
Vậy là vì lợi ích cá nhân và vì sự kém hiểu biết về tác dụng của TBGSHT mà các lái xe đã liều mạng với chính mạng sống của mình cũng như của những người xung quanh.
xem thêm : thiet bi dinh vi xe hoi

Thiết bị định vị lắp để chống đối

Category : , , , 0

Đến nay, gần 100% số lượng xe khách đã được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình định vị oto, dinh vi xe may. Tuy nhiên, phần lớn chỉ mang tính đối phó, rất nhiều thiết bị không hoạt động, hoặc không thể trích xuất đủ thông tin theo quy định.
Lắp cho có
Theo Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải, qua kiểm tra 49 doanh nghiệp kinh doanh vận tải tại 11 bến xe trên địa bàn các tỉnh TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ, Hải Phòng, Đà Nẵng và Nghệ An cho thấy, hầu hết hộp đen không đáp ứng yêu cầu, không trích xuất được thông tin về phương tiện, lái xe, và các thông tin bắt buộc khác. Điều đáng nói là 43/49 đơn vị chưa thực hiện quản lý, khai thác thông tin từ thiết bị định vị oto, tức là lắp đặt hoàn toàn để đối phó với cơ quan chức năng.
Kiểm tra thiết bị GPS tại bến xe Mỹ Đình sáng 12/4
Kiểm tra thiết bị GPS tại Bến xe Mỹ Đình sáng 12/4
Mới đây, Sở GTVT Hà Nội cũng đã kiểm tra việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình của các doanh nghiệp vận tải trên địa bàn. Qua kiểm tra đã phát hiện 11/11 đơn vị có vi phạm. 
Ông Nguyễn Văn Huyện - Chánh Thanh tra Bộ GTVT cho biết, trong gần 2 năm thực hiện bắt buộc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (GSHT) trên xe khách, đến nay gần 100% xe đã thực hiện nhưng nhiều tính năng của thiết bị chưa đạt yêu cầu. Rất nhiều đơn vị lắp thiết bị chỉ để đối
phó chứ không sử dụng. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp doanh nghiệp muốn nhưng không thể sử dụng được do thiết bị được cung cấp không đảm bảo chất lượng. Ông Huyện cho rằng, hiện nay nhiều quy định về thiết bị cũng chưa hoàn chỉnh, cần phải bổ sung.
Loại đơn vị cung cấp yếu kém
Xe tải cũng sẽ phải lắp thiết bị GSHT
Ông Nguyễn Văn Huyện - Chánh Thanh tra Bộ GTVT cho biết: Chúng tôi sẽ kiến nghị quy định xe tải, xe chở người đều phải lắp thiết bị GSHT, bởi đây là các loại phương tiện có nguy cơ TNGT cao. Chúng ta cần đưa ra lộ trình để các doanh nghiệp chuẩn bị.
Thanh tra Bộ GTVT đang tập trung kiểm tra tại 7 tỉnh, thành: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Thanh Hóa. Đợt kiểm tra không chỉ nhắm tới các doanh nghiệp sử dụng mà cả đơn vị cung cấp, đơn vị thử nghiệm thiết bị GSHT. Tại Hà Nội, đã kiểm tra 3 đơn vị có chức năng thử nghiệm thiết bị GSHT là Viện Đo lường Việt Nam (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ); Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn – Đo lường Chất lượng 1 (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ); Trung tâm Đo lường Chất lượng (Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Quốc phòng). Trong đó, đã phát hiện Trung tâm Đo lường Chất lượng (Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Quốc phòng) thiếu các giấy tờ và trang thiết bị nên đã bị rút giấy phép. Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Thạch Như Sỹ - Phó Chánh Thanh tra Bộ GTVT cho biết, các thiết bị GSHT do đơn vị này thử nghiệm sẽ không bị thu hồi nếu đảm bảo chất lượng.
Kiểm tra thiết bị GPS của xe khách
Kiểm tra thiết bị GPS của xe khách
Tại cuộc kiểm tra thiết bị GSHT của 4 nhà cung cấp là Bình Anh, Eposi, Tân Á Châu và Vcomsat tại các bến xe khách Mỹ Đình và Lương Yên, đoàn thanh tra tập trung kiểm tra việc trích xuất 6 dữ liệu theo quy định và khả năng lưu trữ dữ liệu trong vòng ít nhất 1 tháng. Đặc biệt, kiểm tra hồ sơ thiết bị của các nhà cung cấp cho doanh nghiệp vận tải. Trong số này, nhà cung cấp Vcomsat không đưa ra được hồ sơ thiết bị đã lắp đặt cho xe nào, của đơn vị đại lý nào...
Tại các bến xe, phóng viên ghi nhận tình trạng nhiều thiết bị GSHT được lắp đặt bên trong táp - lô xe khách hoặc nhiều vị trí khác nhau, khó kiểm tra. Vì đặt trong táp lô nên thiết bị có phát ra âm thanh cảnh báo đi vượt tốc độ hoặc sai làn đường, lái xe cũng rất khó nghe thấy. Ông Nguyễn Văn Huyện cho biết, sau đợt kiểm tra này, thanh tra Bộ sẽ kiến nghị Bộ GTVT quy định thống nhất vị trí lắp đặt thiết bị trên xe để thuận lợi trong sử dụng, kiểm tra cũng như bảo dưỡng.
Ông Thạch Như Sỹ cho biết thêm, hiện có khoảng 52 đơn vị cung cấp thiết bị GSHT. Qua kiểm tra, nếu đơn vị có nhiều thiết bị sai phạm sẽ bị thu hồi giấy phép; đồng thời công khai kết quả thanh kiểm tra để các doanh nghiệp vận tải biết thông tin, lựa chọn nhà cung cấp chất lượng.
Thiện Anh
Nhiều nhà xe mua thiết bị về tự lắp
Trao đổi với PV, ông Ngô Phúc Hưng - Phụ trách khách hàng công ty Bình An: Đề nghị cơ quan chức năng kiểm tra chặt chẽ hơn để loại bỏ những nhà cung cấp yếu kém, đồng lõa với doanh nghiệp trong việc lắp thiết bị đối phó mà không tính đến hiệu quả quản lý.
Ông Hưng khẳng định, với hơn 12.000 thiết bị GSHT đã bán ra thị trường qua các đại lý hoặc các nhà xe tự mua về lắp đặt, Bình An đều lưu trữ đầy đủ thông tin. Tuy nhiên, với câu hỏi đối với các nhà xe mua thiết bị về tự lắp đặt dẫn đến sai lệch, công ty có trách nhiệm như thế nào? ông Hưng không trả lời.
Ông Nguyễn Duy Đảm - Chủ nhiệm HTX Vận tải khách Điện Biên Phủ:
Doanh nghiệp nhỏ vi phạm nhiều
Cần siết chặt việc đăng ký thành lập doanh nghiệp vận tải khách, bởi thực tế hiện nay nhiều doanh nghiệp chỉ có 1 – 2 xe nhưng vẫn được cấp phép hoạt động. Phương tiện ít nên quản lý
lỏng lẻo, không đầu tư nhiều cho giám sát người lái. Các doanh nghiệp này chủ yếu lắp đặt thiết bị giám sát để đối phó cơ quan kiểm tra.
Bùi Huy Tuấn – Lái xe nhà xe Đại Việt:
Có lắp nhưng chưa biết cách dùng
Tôi được biết hơn 60 xe khách của doanh nghiệp đều đã lắp đặt thiết bị, tuy nhiên tôi không được hướng dẫn cách sử dụng, nhập thông tin khai báo, mà chỉ biết sơ sơ về tín hiệu cảnh báo.
Tôi thấy thiết bị này cảnh báo tốt cho lái xe mỗi lần đi quá tốc độ, đón trả khách không đúng nơi quy định. Khoảng 1 năm qua, tôi ít bị phạt hơn do đã có thiết bị cảnh báo.
xem thêm: dinh vi xe hoi, cảm biến tải trọng

Tàu cánh ngầm lắp thiết bị định vị

Thứ Tư, 19 tháng 2, 2014 Category : , 0

Nhiều thuyền trưởng trên các tàu cao tốc cánh ngầm tuyến TP Hồ Chí Minh - Vũng Tàu cảm thấy yên tâm hơn khi phương tiện đã lắp hệ thống nhận dạng tự động (AIS)… được ví như  “mắt thần” giúp nhận biết được tất  cả các tàu  xung quanh trên hành trình, giảm thiểu nguy cơ TNGT.
 

Tất cả tàu cánh ngầm chạy tuyến TP Hồ Chí Minh - Vũng Tàu đều đã lắp AIS








Tất cả tàu cánh ngầm chạy tuyến TP Hồ Chí Minh - Vũng Tàu đều đã lắp AIS

Nhiều sự cố do tàu cánh ngầm


Theo ông Nguyễn Thế Kỷ - Phó Giám đốc Sở GTVT TP Hồ Chí Minh, hiện nay có 3 đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng tàu cánh ngầm trên tuyến TP Hồ Chí Minh - Vũng Tàu. Đó là Công ty CP Dòng Sông Xanh (Greenlines Express), Công ty CP tàu cao tốc Vina (Vina Express) và Công ty TNHH vận tải Quang Hưng (Petro Express). Trên hành trình dài 77km này hiện có 17 tàu cánh ngầm hoạt động với tần suất khoảng 25 chuyến mỗi ngày. Các phương tiện có sức chở từ 71 - 140 hành khách. Trong số này, có 10 phương tiện sử dụng loại 2 máy và 7 phương tiện sử dụng 1 máy.


Ông Kỷ cho biết, từ tháng 6/2007 đến 30/11/2013 trên tuyến đã có 38 trường hợp xảy ra sự cố, tai nạn. Trong đó, có 2 vụ tai nạn nghiêm trọng làm 2 người chết và chìm một phương tiện nhỏ. 6 vụ tai nạn khác xảy ra do thuyền trưởng không làm chủ tốc độ va chạm với phương tiện khác hoặc phao tiêu, cháy hầm máy. Có 26 sự cố xảy ra chủ yếu là do hư hỏng động cơ. Những trường hợp còn lại do sóng to làm vỡ kính, bể ống dầu, mắc cạn. Riêng 11 tháng đầu năm 2013 đã xảy ra 17 sự cố do hỏng động cơ hoặc phương tiện không đạt tốc độ. 


Tự động nhận biết tín hiệu










Từ khi có chỉ đạo của Bộ GTVT về tăng cường quản lý hoạt động của tàu cao tốc cánh ngầm trên tuyến TP Hồ Chí Minh - Vũng Tàu, trong đó có quy định lắp đặt thiết bị định vị GSHT, hệ thống nhận dạng tự động (AIS) thì các chủ phương tiện đã chủ động lắp đặt theo quy định. 










Ông Nguyễn Duy Việt - Giám đốc Vina Express cho biết, doanh nghiệp có 4 tàu cao tốc cánh ngầm chạy tuyến TP Hồ Chí Minh - Vũng Tàu. Không đợi đến khi có Thông tư 44 mà ngay sau khi Bộ GTVT lập đoàn kiểm tra, nhắc nhở các doanh nghiệp lắp đặt thêm thiết bị AIS thì Vina Express đã đầu tư ngay từ giữa tháng 10/2013. Mỗi thiết bị trị giá trên 20 triệu đồng, công ty đã tiến hành lắp cho 4 tàu cánh ngầm của mình.

 

xem thêm : định vị xe máy chống trộm xe, 
"Trên địa bàn Hải Phòng có 4 tàu cánh ngầm 1 động cơ. Tuy nhiên 2 tàu hỏng nên hiện chỉ có 2 tàu đang hoạt động. Ngay sau khi nghe tin Bộ GTVT có chủ trương yêu cầu doanh nghiệp vận tải lắp đặt thiết bị AIS trên tàu cánh ngầm để đảm bảo an toàn cho hành khách và phương tiện, Công ty CP Khu du lịch đảo Cát Bà đã chủ động lắp đặt ngay”.
Ông Nguyễn Quang Hiếu
Trưởng phòng Vận tải Sở GTVT Hải Phòng

Được tạo bởi Blogger.